Liệu trình chăm sóc nào là phù hợp sau thẩm mỹ xâm lấn?

Kiến thức sức khoẻ 31.01.2024

Các phương pháp thẩm mỹ xâm lấn ngày càng phổ biến và được ưa chuộng nhờ khả năng giải quyết các vấn đề trên da một cách nhanh chóng, hiệu quả bằng công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, nếu không có kiến thức trong việc thực hiện và chăm sóc phù hợp, sự can thiệp sâu trên da sẽ dẫn đến nhiều biến chứng ngoài mong muốn, đồng thời khó đảm bảo hiệu quả điều trị của liệu trình. Bài viết này sẽ đưa ra hướng dẫn chi tiết các phương pháp chăm sóc da sau xâm lấn an toàn và hiệu quả để bạn đọc tham khảo.

CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM MỸ XÂM LẤN

Lăn kim

Lăn kim (Dermaroller) hay còn gọi là phi kim vi điểm. Là liệu pháp sử dụng các con lăn có gắn khoảng 150-200 đầu kim có kích thước siêu nhỏ từ 0.5mm – 2.5mm, lăn liên tục trên bề mặt da để gây ra nhiều tổn thương nhỏ khi đầu kim đâm xuyên qua đến lớp biểu bì. Tổn thương này ở lớp bì (tương tự vết thương hở) sẽ kích hoạt quá trình tự chữa lành của cơ thể, gây ra sự giải phóng các yếu tố tăng trưởng, kích thích sản xuất collagen và elastin mới trong lớp bì nông để tái tạo một nền da mới mịn màng và căng bóng hơn, xóa bỏ các khuyết điểm trên nền da cũ.

Lăn kim là biện pháp phổ biến trong điều trị sẹo rỗ, da xỉn màu…

Ngoài ra còn có dạng còn lại là lăn kim RF (hay còn gọi là lăn kim siêu vi điểm) sẽ tạo ra những tổn thương nhiệt mà không ảnh hưởng đến lớp biểu bì bì, quá trình lành da diễn ra nhanh hơn và ít nguy cơ bị tăng sắc tố sau viêm hơn, nên hiệu quả tái tạo làn da cũng kém hơn so với lăn kim thông thường.

Peel da

Peel da được sử dụng để điều trị một số tình trạng da nhất định như thâm, nám, sẹo rỗ, mụn… hoặc để cải thiện vẻ ngoài, bằng cách sử dụng acid nồng độ cao để làm bong tróc lớp sừng, giúp thay mới bề mặt và tông màu của da. Đây là kỹ thuật dùng hoá chất để phá huỷ các lớp tế bào ngoài cùng bị hư hỏng của da, lớp da này sẽ được tái tạo mới từ các tế bào đáy ở thượng bì hoặc trung bì. Phương pháp peel da sẽ rất có ý nghĩa đối với những bệnh nhân đang mắc phải tình trạng dày sừng, hoặc sử dụng các sản phẩm BHA, Retinol trong thời gian dài mà chưa thấy sự chuyển biến như kết quả mong muốn.

Peel da là phương pháp sử dụng các loại acid nồng độ cao để thay mới làn da

Laser

Laser là công nghệ sử dụng bước sóng có năng lượng cao giúp loại bỏ nhiều vùng cực nhỏ (vi điểm) trên da. Có 2 loại laser thường được áp dụng trong điều trị sẹo là laser vi điểm xâm lấn và laser vi điểm không xâm lấn. Laser vi điểm xâm lấn sẽ gây nhiệt và bốc hơi từ nhiệt ở những vùng da cực nhỏ trong khi laser vi điểm không xâm lấn tạo thành các cột nhiệt trong da và không bốc hơi.

Cơ chế chung là các tổn thương nhiệt kéo dài từ thượng bì đến lớp bì trên, những vùng da nguyên vẹn xung quanh sẽ hỗ trợ thúc đẩy quá trình lành vết thương thông qua việc đẩy những mảnh hoại tử ra khỏi da, lớp sừng có thể được loại bỏ nhiều hay ít tùy thuộc vào bước sóng và mức năng lượng phát ra, kết quả giúp làn da tăng sinh collagen, giảm nếp nhăn, cải thiện tông màu và độ săn chắc.


Laser giúp cải thiện nếp nhăn, màu da và độ săn chắc

Điểm chung

Bản chất của các liệu pháp trên là đều dựa trên nguyên lý tạo tổn thương nhỏ, kích thích quá trình liền thương bằng cách khởi phát pha viêm, thúc đẩy sự tăng sinh collagen. Do đó, làn da lúc này sẽ có rất nhiều vết thương hở kích thước nhỏ và đặc trưng bởi các triệu chứng: sưng, nóng, đỏ, đau, đồng thời tế bào da giải phóng các yếu tố tăng trưởng (PGF, TGF-α và TGF-β, protein kích hoạt mô liên kết, dịch…), cho nên điều kiện tiên quyết lúc này là giải quyết bài toán liền thương và tránh bôi thoa các loại serum không cần thiết, da khó hấp thu được và dễ gây tăng khả năng nhiễm trùng.

Trong quá trình này, việc kiểm soát pha viêm là quan trọng nhất, quyết định hiệu quả của liệu trình và chất lượng nền da sau khi hồi phục. Nếu pha viêm được kiểm soát tốt: tức là không ức chế hoàn toàn giai đoạn này, và cũng không “buông thả” để nó diễn ra quá mức nặng nề sẽ dễ gây đau rát, sưng đỏ, tăng sắc tố da, đồng thời chậm tăng sinh và liền thương; từ đó quá trình bong tróc làn da cũ với các khuyết điểm sẽ diễn ra nhanh hơn, giảm đau đớn khó chịu và tăng sinh collagen trong điều kiện thuận lợi nhất.

CÁC BƯỚC CHĂM SÓC DA PHÙ HỢP

Sau khi xâm lấn, hàng rào bảo vệ da đã bị tổn thương khá nặng, dẫn đến sự mất nước qua biểu bì (TEWL) khá lớn, đồng thời còn xuất hiện thêm quá trình viêm vô khuẩn.

  • Cần phải làm sạch nhẹ nhàng từ 2-3 ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, nước muối sinh lý hoặc toner có khả năng sát khuẩn như Rejuvenating Toner INNO fusion (không dùng toner có chứa các hoạt chất đặc trị như AHA, BHA hay PHA…).
  • Bôi sản phẩm kiểm soát pha viêm có kết cấu nhẹ, dễ thấm. Khuyến cáo không nên dùng Corticoid do có khả năng gây ức chế miễn dịch, có thể làm bùng phát đợt nhiễm khuẩn mới.
  • Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có chứa Kinetin, Ceramide nhằm thúc đẩy của quá trình cắt lọc tế bào chết, ngăn sự thoát hơi nước qua biểu bì giúp tăng tốc độ phục hồi hơn. Đồng thời có thể sử dụng xịt khoáng cấp ẩm tức thời cho da suốt cả ngày.
  • Bảo vệ da bằng kem chống nắng với chỉ số SPF 30 trở lên, lưu ý lựa chọn loại kem chống nắng nào không gây bí da, dày da hay gây cản trở quá trình bong da.

Phục hồi da sau xóa nốt ruồi, mụn thịt bằng Laser Fractional CO2

Tin tức liên quan